Skip Navigation Links
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II NGỮ VĂN 8 9 NĂM HỌC 2016 - 2017


2017-04-21 2:57:49 PM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KT 15P TẬP TRUNG MÔN VĂN KHỐI 9 NH 2016 - 2017


2016-09-21 11:02:18 AM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KT 15P TẬP TRUNG MÔN VĂN KHỐI 8 NH 2016 - 2017


2016-09-21 11:01:57 AM Tải tập tin đính kèm
 
HƯỚNG DẪN CHẤM CHUNG KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6 – NH 2015 - 2016


2016-04-23 7:07:43 AM Tải tập tin đính kèm
 
HƯỚNG DẪN CHẤM CHUNG KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN KHỐI 7 – NH 2015 - 2016


2016-04-23 7:05:38 AM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VĂN KHỐI 10 NĂM HỌC 2015 - 2016


2015-12-14 2:33:14 PM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I VĂN KHỐI 11 NĂM HỌC 2015 - 2016


2015-12-14 2:32:40 PM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VĂN KHỐI 12 NĂM HỌC 2015 - 2016


2015-12-14 2:32:02 PM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ KIỂM TRA VĂN 9 HKI NĂM HỌC 2015 - 2016


2015-10-26 12:38:49 PM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ KIỂM TRA VĂN 8 HKI NĂM HỌC 2015 - 2016


2015-10-26 12:38:19 PM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ KIỂM TRA VĂN 7 HKI NĂM HỌC 2015 - 2016


2015-10-26 12:37:59 PM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ KIỂM TRA VĂN 6 HKI NĂM HỌC 2015 - 2016


2015-10-26 12:37:25 PM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ KT TẬP TRUNG MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6,7,8,9 NĂM HỌC 2014 - 2015


2014-10-17 2:34:49 PM Tải tập tin đính kèm
 
NỘI DUNG THI LẠI NĂM HỌC 2013 - 2014


2014-06-04 9:01:51 AM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ THI HK 2 KHỐI 7


2014-04-21 5:26:04 PM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ THI HK 2 VĂN 6


2014-04-21 5:25:08 PM Tải tập tin đính kèm
 
ĐỀ THI HK 2 NĂM HỌC 2013-2014, ĐÁP ÁN, MA TRẬN MÔN NGỮ VĂN 11


 

2014-04-14 10:18:38 AM
 
ĐỀ THI HK 2 NĂM HỌC 2013-2014, ĐÁP ÁN, MA TRẬN MÔN NGỮ VĂN 10


 

2014-04-14 10:10:49 AM
 
BÀI VĂN GÂY XÚC ĐỘNG CỦA CẬU HỌC TRÒ NGUYỄN TRUNG HIẾU


Thư gửi mẹ.

Mẹ thân yêu của con !

“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .

Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.

Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.

Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.

Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.

Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm ghét đồng tiền vì thế.

Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …

Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …

Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …

Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.

Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.

Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.

Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.

Đứa con ngốc nghếch của mẹ

Nguyễn Trung Hiếu

2011-11-10 8:58:23 AM
 
THAM LUẬN


TRƯỜNG TRUNG HỌC THỰC HÀNH SÀI GÒN

              NHÓM NGỮ VĂN 6

                  Tham luận

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

TRONG VIỆC HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN CỦA HỌC SINH  LỚP 6

 

Kính thưa quý vị đại biểu;

Kính thưa các thầy cô giáo!

Việc dạy - học môn Văn trong nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội vì tầm quan trọng của bộ môn trong việc bồi đắp tâm hồn và góp phần hình thành nhân cách học sinh. Văn học trang bị những cảm xúc nhân văn, giúp con người hướng tới Chân - Thiện - Mỹ. Nhờ có văn học mà đời sống tinh thần của con người ngày càng giàu có, phong phú, tinh tế hơn.

Từ năm 2001, khi bắt đầu triển khai giảng dạy chương trình sách giáo khoa mới theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, các cấp quản lý giáo dục cũng đã tổ chức nhiều đợt tập huấn, hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học, cách thức tổ chức giờ dạy, đánh giá giờ dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy…Tuy nhiên, khi thực hiện lại bộc lộ những khó khăn, vướng mắc và quá nhiều tình huống và người giáo viên phải tự tìm hướng giải quyết.

Tổ Văn trường Trung học Thực hành Sài Gòn, được Phòng Giáo dục – Đào tạo tín nhiệm giao nhiệm vụ tổ chức tiết thao giảng cho đội ngũ giáo viên Văn các trường Trung học cơ sở và tất cả giáo viên dạy lớp 5 các trường Tiểu học của quận về dự. Trong buổi thao giảng hôm nay, nhóm Văn 6 chúng tôi xin trình bày vấn đề Những thuận lợi và khó khăn trong việc học tập môn Văn của học sinh lớp 6 với hy vọng được cùng các thầy cô chia sẻ, góp ý để việc giảng dạy đạt hiệu quả hơn.

Có quá nhiều điều mới lạ đối với các em khi bước vào trường trung học cơ sở làm ảnh hưởng đến tâm lý và ngay cả việc học tập. Việc đầu tiên làm cho các em trở nên nhút nhát là từ học sinh lớn nhất của trường tiểu học lại trở thành nhỏ nhất của trường trung học cơ sở. Nhìn các anh chị lớp trên to lớn, lanh lợi, các em bỗng thấy mình sao nhỏ bé, ngờ nghệch. Nhiều em trở nên rụt rè, thiếu tự tin. Việc học cũng có biết bao điều mới lạ: mỗi thầy cô dạy một môn và từng môn lại cần có phương pháp học tập phù hợp với đặc thù riêng. Nếu không nhận được quan tâm giúp đỡ từ phía thầy cô dạy lớp 6 và cả sự am hiểu những khó khăn về tâm lý của con trẻ ở các bậc cha mẹ học sinh thì kết quả học tập của nhiều em sẽ đi xuống.

Môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông có vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện cho học sinh khả năng sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt, cách thức tạo lập các loại văn bản phục vụ cho quá trình giao tiếp trên mọi lĩnh vực của mỗi người trong cuộc sống... Trong trường mầm non, các em lần đầu tiên tiếp cận với môn Ngữ văn bằng chương trình làm quen văn học, làm quen chữ viết. Đến khi bắt đầu vào trường Tiểu học, môn Ngữ văn được cụ thể hóa bằng môn Tiếng Việt bao gồm các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Các em còn được rèn chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, rèn chính tả cẩn thận…

Có thể thấy rằng khi thiết kế chương trình mới, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã chú trọng đến tính liên thông. Do đó, các em học sinh khi học chương trình bộ môn Ngữ văn lớp 6 gặp nhiều thuận lợi vì có những kiến thức các em đã được học ở lớp 4, lớp 5. Cụ thể như:

Phần Luyện từ và câu, các em đã học một số kiến thức cơ bản về các loại từ trong tiếng Việt như danh từ, động từ, tính từ, đại từ,… các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa,…;

Môn Tập làm văn, các em cũng đã tìm hiểu và rèn luyện viết văn tự sự, văn miêu tả…

Tất cả những kiến thức và kỹ năng này tiếp tục được rèn luyện và nâng cao ở chương trình Ngữ văn lớp 6. Thực tế giảng dạy trong nhiều năm qua, chúng tôi phát hiện những khó khăn của các em khi học môn Ngữ văn.

Trước hết, các em học sinh rất bỡ ngỡ khi tiếp nhận một chương trình đã bắt đầu có tính chuyên môn hóa cao ở cấp trung học cơ sở. Mỗi môn học sẽ do một giáo viên đảm nhiệm và số lượng môn học cũng tăng lên nhiều hơn. Các em lúng túng khi chưa biết sắp xếp thời gian hợp lý để hoàn thành các yêu cầu của từng môn học, trong đó có môn Ngữ văn.

Tiếp theo là những khó khăn trong việc làm quen với các tiêu đề trong sách giáo khoa. Trong bộ sách Tiêng Việt ở bậc tiểu học, mỗi một đơn vị bài đều giới thiệu rõ là phần “Tập đọc”, “Chính tả”, “Luyện từ và câu”, “Tập làm văn”  nhưng trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, tất cả các phân môn được tích hợp trong một đơn vị bài. Phần văn bản thì được giới thiệu còn phần Tiếng Việt và Tập làm văn thì không có. Các em mất nhiều thời gian làm quen với việc sử dụng sách giáo khoa mới.

Phần văn bản yêu cầu học sinh phải đọc hiểu văn bản, thông qua hoạt động trên lớp, giáo viên giúp học sinh phát hiện cái hay, cảm nhận vẻ đẹp của văn bản. Để học tốt phần này, học sinh phải có phần chuẩn bị trước bài ở nhà như: đọc văn bản, tự chia đoạn, tìm ý, giải thích từ, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa,... để có thể tự thuyết trình và trả lời câu hỏi xây dựng bài. Đây cũng là phần khó nhất và đòi hỏi học sinh phải nỗ lực trong học tập.

Một khó khăn khác nữa của học sinh, đó là việc kết hợp 2 kỹ năng nghe và viết. Những tháng đầu, các em vẫn chưa biết ghi chú lại những nội dung quan trọng mà chủ yếu nghe giảng rồi chờ giáo viên viết bảng xong để chép vào vở.

Số lượng bài kiểm tra và hình thức kiểm tra cũng là một áp lực đối với học sinh. Bước vào lớp 6, các em bắt đầu làm quen với bài kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra 1 tiết, bài viết ở nhà, bài viết tại lớp. Theo qui định đối với môn Ngữ văn, trong một học kỳ, số lượng bài kiểm tra gồm 3 bài kiểm tra 15 phút, 3 bài tập làm văn và 1 bài kiểm tra học kỳ. Có thể nói lượng bài kiểm tra như thế là khá nhiều đối với các em.

Nội dung và yêu cầu kiểm tra không phải là kiểm tra theo kiểu học thuộc lòng mà kết hợp lý thuyết với thực hành. Riêng Tập làm văn là một môn khó. Vì đó là sự tổng hợp của 3 phân môn trong chương trình Ngữ văn. Do đó, các em phải biết vận dụng kiến thức bài học, nghe giảng trên lớp, vốn từ, khả năng diễn đạt của mình để viết thành một bài tập làm văn tại lớp với thời gian 90 phút. Trong khi đó phương pháp dạy học môn làm văn ở một số trường tiểu học lại theo một trình tự: giáo viên hướng dẫn, gợi ý, luyện nói theo dàn bài đã được chuẩn bị sẵn và sản phẩm cuối cùng là bài văn, thời gian dành cho bài viết ở lớp tối đa khoảng 20 phút.

Thời lượng môn Ngữ văn theo phân phối chương trình do Bộ giáo dục – Đào tạo qui định là 4 tiết/ tuần ít hơn so với chương trình Tiểu học. Muốn học tốt môn Ngữ văn, học sinh phải tự đọc, tự tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức mới ở nhà. Trong khi đó, kỹ năng tự học của các em rất yếu. Hạn chế này chính là một trở ngại lớn đối với học sinh tiểu học khi chuyển cấp.

Nhằm mục đích giúp các em nhanh chóng hòa nhập và tiếp nhận những thay đổi mới của môi trường học tập, nhóm giáo viên Văn 6 đã thực hiện những bước sau:

- Tiết học đầu tiên gặp các em, giáo viên luôn dành thời gian để hướng dẫn cách tiếp cận sách giáo khoa, những yêu cầu về việc học bài, soạn bài, ghi bài, phương pháp học tập bộ môn, những thống nhất chung về tiêu đề, kí hiệu trong vở ghi... Chúng tôi cho rằng, đây là một bước quan trọng không thể thiếu mặc dù thực tế là phân phối chương trình của Bộ không dành tiết riêng để giáo viên giới thiệu về bộ môn, phương pháp học... Thực tế đã chứng minh, nhờ làm tốt ở phần này, học sinh dễ dàng làm quen với chương trình và phương pháp dạy học của giáo viên, tạo thuận lợi cho việc học tập của các em.

- Trong mỗi tiết học, ngoài giảng dạy trên lớp, chúng tôi thường xuyên kiểm tra vở ghi, vở bài soạn để kịp thời giúp các em làm quen với những yêu cầu mới của bộ môn.

- Giáo viên luôn lắng nghe, chia sẻ và hướng dẫn các em. Trong cái nhìn của các em, chúng tôi trở thành một người bạn lớn để các em yên tâm và mạnh dạn trao đổi những suy nghĩ của mình về bài học, những vấn đề khó khăn mà các em đang gặp phải...

- Khi thiết kế giáo án, giáo viên cũng chú trọng đến việc hướng học sinh học tập tích cực, chủ động. Giáo viên tập dần cho các em kỹ năng tự học thông qua việc tự soạn bài ở nhà và trình bày trước lớp. Kết quả việc tự học của các em không chỉ thể hiện ở những phát biểu ý kiến trên lớp mà còn thể hiện qua vở soạn, qua hoạt động nhóm và qua những kiến thức các em tích lũy được trong quá trình học nhằm làm tốt các bài kiểm tra. Trong những tiết dạy phân môn tập làm văn, chúng tôi luôn cố gắng sửa chữa những lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ, lỗi chính tả, hình thành cho các em những kỹ năng tự tạo lập dàn ý. Đây là một công việc hết sức quan trọng, khó khăn và cần thực hiện lâu dài.

Kính thưa quí vị đại biểu;

Kính thưa các thầy cô giáo!

Mỗi một cấp học có những thuận lợi và khó khăn riêng. Vì thế, hôm nay, chúng tôi rất hân hạnh được đón tiếp quý thầy cô là giáo viên dạy Văn các trường trung học cơ sở và các thầy cô dạy khối lớp 5 trong quận đến dự tiết học minh họa và cùng lắng nghe bài tham luận này. Tất cả đều nhằm mục đích cuối cùng là giao lưu và qua đó cùng chia sẻ những khó khăn mà chúng ta đã gặp trong quá trình giảng dạy bộ môn. Nhân đây, cũng xin cảm ơn quý thầy cô ở  các trường tiểu học là những người đã dày công ươm mầm tri thức, tậm tâm giảng dạy, rèn luyện để cho các em có được những kĩ năng và kiến thức cơ bản. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý giá từ quý thầy cô.

Kính chúc sức khỏe quý vị đại biểu, quý thầy cô!

Chân thành cám ơn.

 

 

 



2011-11-02 8:58:45 AM
 
Thành viên


Hỗ trợ
Thầy Quốc:
Tìm kiếm
Lịch công tác
LỊCH CÔNG TÁC TUẦN 32 (Tuần 13 – HKII) (Từ ngày 22/4/2024 đến 28/4/2024)
LỊCH CÔNG TÁC TUẦN 31 (Tuần 12 – HKII) (Từ ngày 15/4/2024 đến 21/4/2024)
LỊCH CÔNG TÁC TUẦN 30 (Tuần 11 – HKII) (Từ ngày 08/4/2024 đến 14/4/2024)
Học sinh tiêu biểu
Thư viện ảnh
Tổ chuyên môn
Các hoạt động
Hoạt động ngoại khóa
Liên kết web
Lượt truy cập
Đã truy cập: 104162
Đang trực tuyến: 268